Pha chế cà phê

Bạn có bảo quản cà phê  sai cách?

Để đưa lại những ly cà phê ngon thì mọi công đoạn đều hết sức quan trọng. Chỉ cần có một sai sót nào đó, chuyện lệch hay hỏng đi hương vị ban đầu sẽ xảy ra, và như thế, cả một quá trình trở nên lãng phí. Và liệu bạn có đang bảo quản cà phê sai cách? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé.

Bảo quản ở đây không chỉ dừng lại sau khi rang, xay mà kể cả khi đã pha thì cần đến rất nhiều lưu ý.

Thời điểm bảo quản cà phê đã pha

Đôi lúc vì bận rộn bạn quên đi mất ly cà phê vừa pha. Đôi lúc vì lượng cà phê nhiều hơn mức bạn muốn uống hôm đó, nên cà phê cũng bị thừa ra. Và luôn có giải pháp cho những vấn đề trên.

  • Cho thêm đá lạnh hoặc đá xay. Tính chất lạnh này giúp cà phê giữ được hương vị gần nhất lúc mới pha.
  • Thêm đường, kem hay sữa. Nếu dùng đến cách này ly cà phê của bạn sẽ thêm những cung bậc dễ chịu khác.

Hai cách trên dùng cho các trường hợp pha cà phê nguyên chất. Còn nếu đã thêm đường sữa hay đá, hay đã cất tủ lạnh rồi sau đó làm nóng nhưng không uống hết thì không nên tái sử dụng.

Cà phê thêm đường sữa sẽ là cách “táo tạo” lại cho cà phê

Vì vậy, để không lãng phí những giọt cà phê, bạn cần căn chỉnh hợp lý để không uổng mất một quá trình dài trong việc tạo ra những giọt đen sóng sánh.

Những sai lầm nào trong bảo quản cà phê đã pha

Thường mọi người sẽ làm một thao tác nếu cà phê bị thừa ra đó là cho ngay vào tủ lạnh. Điều này không sai, nhưng cần xét đến nhiều yếu tố để khi dùng tiếp sau đó, cà phê vẫn mang lại cảm xúc cho bạn.

Điều khiến cà phê bạn dễ hư hỏng nhất là tin vào cơ chế tủ lạnh và chọn để quá lâu sau đó. Nhưng với những người tinh ý, sẽ thấy cà phê giảm rất nhiều mùi vị khi để qua đêm và mất hẳn trong khoảng 2 ngày. Nếu có một lời khuyên thì bạn chỉ nên bảo quản cà phê trong ngày, khoảng 10 tiếng trở lại.

Đi tìm cách bảo quản cà phê đã pha chuẩn nhất

Bảo quản ngăn mát tủ lạnh: Hình thức pha phin thường áp dụng cách bảo quản này. Họ sẽ pha trong một cái phin lớn rồi để trong tủ lạnh, giúp tiện lợi hơn khi lượng khách đến quán đông. Dĩ nhiên, với espresso hay những loại cà phê nguyên chất khác vẫn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Cách thức: Cà phê đã pha nên đựng trong những lọ thủy tinh có nắp đậy kín rồi cho vào tủ mát. Mức nhiệt độ lý tưởng khi bảo quản từ 0-4 độ C. Việc bảo quản ở nhiệt độ này còn giúp cà phê trở nên xốp và dậy mùi.

Một lưu ý khi cho cà phê vào lọ thủy tinh chính là đừng cho đầy. Từ 80-85% dung tích là hợp lý. Bởi cà phê sẽ giãn nở khi cho vào môi trường lạnh.

Thời gian: Như đã nói, không nên bảo quản cà phê quá lâu. Với cá nhân thì nên dùng trong ngày. Với các quán cà phê đông khách, nên lường lượng cà phê trong vào 1-2 tiếng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn tăng độ đậm đà, hấp dẫn cho cà phê quán bạn.

Chỉ nên bảo quản cà phê nguyên chất

Nhiều người hẳn sẽ thắc mắc: Tại sao phải bảo quản cà phê trong tủ lạnh trong khi pha không lâu? Điều này hoàn toàn được chứng minh bởi các nhà khoa học. Bởi sau khoảng 45 phút đã pha, nếu không sử dụng ngay thì chuyện cà phê sẽ hỏng nhanh hơn bởi sự xâm nhập của nấm mốc, các vi sinh vật ở môi trường xung quanh. Vì vậy, bảo quản các phê đúng cách vừa giữ cho cà phê không hư mà còn mang đến sự đậm đà, thơm ngon.

Hy vọng, những kiến thức mà ThomCoffee đưa đến trong việc bảo quản cà phê đã pha sẽ giúp ích cho các bạn trong việc thưởng thức cà phê.

ThomCoffee